Hiểu đúng về bệnh tay chân miệng để phòng bệnh cho con nhỏ
Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh
Theo bác sĩ Nguyễn Vân Anh, bác sĩ chuyên khoa Nhi tại phòng khám Đa khoa FV Sài Gòn, bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm gây ra do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxakieviruses và Enterovirus 71 (EV71).
bạn muốn có kiến thức về sức khỏe gia đình hay sức khỏe đời sống hãy đến với chung tôi để có được kiến thức về sức khỏe giới tính và chế độ dinh dưỡng cho gia đình bạn và biết thêm các mẹo chữa bệnh các bệnh thường gặp
Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên khả năng chống lại các virus gây bệnh kém. Các dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng:
– Sốt nhẹ hoặc sốt cao
– Trẻ chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, quấy khóc.
– Có thể nôn ói
– Xuất hiện sang thương da niêm dưới dạng hồng ban bóng nước. Sang thương ở miệng như các vết loét đỏ, bóng nước có đường kính từ 2-3 mm ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, nướu hay lưỡi.
Xem Thêm: Top 8 thực phẩm giúp giảm bớt nguy cơ tắc nghen động mạch
– Xuất hiện bóng nước ở da: trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, vùng mông với kích thước 2-10 mm, có thể nổi gờ lên hoặc ẩn bên dưới da trên nền hồng ban, không gây đau.
– Giai đoạn nặng, trẻ có thể rơi vào trạng thái lơ mơ, li bì hoặc co giật.
Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cần phải đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuỳ theo giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp.
Tay chân miệng – phòng bệnh hơn chữa bệnh
Khi nhận thấy có biểu hiện của bệnh, người nhà cần cho trẻ cách ly với các trẻ em khác. Đồng thời, người lớn cần mang khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng sau khi chăm sóc trẻ mắc bệnh để tránh lây lan cho trẻ lành.
Bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung các loại nước trái cây và thức ăn dễ tiêu. Ngoài ra, có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, giảm đau, vệ sinh miệng bằng các dung dịch sát khuẩn họng miệng hay nước muối loãng. Đối với sang thương trên da cần dùng các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
Nên rửa sạch, luộc nước sôi các vật dụng cá nhân của trẻ (bình sữa, chén ăn cơm, muỗng, đũa, ly uống nước… ) và sử dụng bộ dụng cụ riêng cho từng trẻ. Cần vệ sinh thân thể, khu vực trẻ hoạt động mỗi ngày để tránh nhiễm khuẩn. Đặc biệt, phải theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ, nên tái khám mỗi ngày trong 1 tuần đầu tiên để có thể can thiệp y tế kịp thời trong trường hợp bệnh có những chuyển biến nghiêm trọng.
Để hạn chế trường hợp trẻ nhiễm bệnh, mọi gia đình cần phải có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả, nhất là khâu giữ vệ sinh cho trẻ và cả gia đình. Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với môi trường xung quanh. Bác sĩ Nguyễn Vân Anh cho biết, “Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, phải đưa trẻ đi khám ngay tại các bệnh viện, cơ sở y tế dù trong mùa dịch hay không nằm trong mùa dịch”. Với dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú theo tiêu chuẩn quốc tế cùng cơ sở vật chất hiện đại, phòng khám Đa khoa FV Sài Gòn sẽ là địa điểm khám chữa bệnh uy tín, trong đó có khoa Nhi chuyên chăm sóc đặc biệt cho các đối tượng là trẻ em. Hơn hết, các bệnh nhân còn hoàn toàn yên tâm khi đến với phòng khám bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao cùng sự tận tâm, nhiệt tình trong mọi tình huống.
Leave a Reply