Béo phì – Nỗi ám ảnh không chỉ của riêng phái nữ mà thôi
Béo phì biểu hiện thông qua tình trạng cơ thể có sự tích tụ mỡ quá mức. Người béo phì không hẳn ăn nhiều hơn người bình thường mà chỉ ăn nhiều hơn nhu cầu thật sự mà cơ thể họ cần. Tuy nhiên, nhiều người có khuynh hướng tăng cân khi lớn tuổi do những thay đổi về chuyển hóa trong cơ thể.
Béo phì là vấn nạn sức khỏe trên toàn thế giới, phổ biến nhất tại các nước phát triển. Béo phì gây trở ngại lớn trong cuộc hàng ngày cũng như trong công việc của chúng ta với một loạt các biến chứng gây nguy hại tới sức khỏe con người.
Béo phì là gì?
Béo phì biểu hiện thông qua tình trạng cơ thể có sự tích tụ mỡ quá mức. Người béo phì không hẳn ăn nhiều hơn người bình thường mà chỉ ăn nhiều hơn nhu cầu thật sự mà cơ thể họ cần. Tuy nhiên, nhiều người có khuynh hướng tăng cân khi lớn tuổi do những thay đổi về chuyển hóa trong cơ thể.
bạn muốn có kiến thức về sức khỏe gia đình hay sức khỏe đời sống hãy đến với chung tôi để có được kiến thức về sức khỏe giới tính và chế độ dinh dưỡng cho gia đình bạn và biết thêm các mẹo chữa bệnh các bệnh thường gặp
Nguyên nhân
- Yếu tố di truyền trong gia đình hoặc trong cùng một chủng tộc
- Sử dụng thường xuyên các thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường như: thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, nước ngọt có ga, rượu bia
- Ít vận động, không tập thể dục thể thao.
- Ngủ ít: lí do không tưởng nhưng đã được khoa học chứng minh gây nên nguy cơ béo phì ở người.
- Thường xuyên sử dụng điều hòa nhiệt độ: khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, lượng calo cơ thể tiêu hao sẽ ít hơn rất nhiều so với việc cơ thể tự thích ứng với các điều kiện khí hậu tự nhiên
- Thiếu nước: gây nên hiện tượng tích lũy đường glucose trong cơ thể, từ đó dẫn đến bệnh béo phì
- Ô nhiễm: bao gồm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước…sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của các hormone có tác dụng kiểm soát cân nặng của cơ thể
- Tác dụng của một số loại thuốc: việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, thuốc tránh thai, thuốc điều trị tăng huyết áp trong thời gian dài có thể gây bệnh béo phì
- Cai thuốc lá: trên thực tế, việc sử dụng thuốc lá thường xuyên sẽ làm cho cân nặng của bạn giảm đi, bởi vậy khi cai thuốc lá thì nguy cơ tăng cân là điều không thể tránh khỏi
- Yếu tố sinh sản: khi người mẹ nhiều tuổi thì những đứa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc béo phì cao hơn những đứa trẻ khác. Một số nghiên cứu cũng cho thấy những người phụ nữ béo phì hoặc thừa cân sẽ có khả năng sinh sản cao hơn những người phụ nữ bình thường
Xem Thêm: Top 9 tác dụng phụ của kháng sinh mà ngay cả bác sinh cũng ít nói cho bạn biết
Triệu chứng
- Ăn nhiều, luôn có cảm giác thèm ăn, có cảm giác mệt mỏi: nguyên nhân chính là do cơ thể người béo phì sẽ ngăn chặn quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng
- Cân nặng tăng nhanh, mất kiểm soát: do sự tích trữ lượng đường glucose trong cơ thể
- Ngủ ngáy, cơ thể đau mỏi phổ biến nhất là đau lưng: nồng độ đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng đến một số dây thần kinh trong cơ thể
- Thân nhiệt cao hơn người bình thường kèm theo cảm giác nóng từ bên trong, phát ban trên da
- Ít nói hoặc hay cáu kỉnh: do tác động của lượng đường quá cao trong máu tới suy nghĩ của người bệnh
- Rối loạn nội tiết tố ở nữ hoặc rối loạn cương dương ở nam
- Thị lực kém: do các dây thần kinh thị giác bị ảnh hưởng và tác động của lượng đường trong máu làm giãn tròng mắt và ảnh hưởng đến thị lực
Biến chứng
- Giảm tuổi thọ: một số nghiên cứu cho thấy: người béo phì có tuổi thọ thấp hơn người bình thường từ 6-8 tuổi
- Biến chứng hô hấp: gây suy hô hấp. hội chứng ngừng thở khi ngủ, ngủ ngáy…
- Biến chứng tiêu hóa: gây bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển thành viêm gan mỡ, xơ gan; sỏi túi mật, viêm tụy cấp, trào ngược dạ dày thực quản…
- Biến chứng tim mạch: cao huyết áp là biến chứng tất yếu của béo phì, cao huyết áp là nguyên nhân chính gây nên các bệnh tim mạch và các biến chứng nguy hiểm của nhóm bệnh này.
- Biến chứng xương khớp: gây nên các bệnh: thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau thần kinh tọa…
- Biến chứng nội tiết: béo phì là nguyên nhân chính gây nên bệnh đái tháo đường tuýp 2 và các rối loạn nội tiết ở cả nam và nữ giới như: rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng sinh sản…
- Biến chứng về da: nhiễm nấm, phát ban, rạn da, sừng hóa gan bàn chân, bàn tay….
- Biến chứng về mắt: giảm thị lực, nặng hơn nữa có thể dẫn đến đục thủy tinh thể
Cách điều trị
- Lập chế độ ăn uống hợp lí, phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân béo phì theo căn cứ khoa học cũng như sự chỉ dẫn của các chuyên gia, bac sĩ.
- Tập luyện thể dục thể thao
- Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng theo chỉ dẫn của các chuyên gia và bác sĩ
- Sử dụng các phương pháp phẫu thuật an toàn
- Sử dụng một số loại thực phẩm chức năng nếu được sự chỉ định của các bác sĩ hoặc chuyên gia
Cách phòng tránh
- Tập thể dục thể thao thường xuyên
- ĐIều chỉnh chế độ ăn uống: hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều đường, cholesterol, chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh và hoa quả ít đường như: cam, bưởi, dứa…
- Ngủ đủ giấc
- Hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ, chú ý cải thiện chất lượng môi trường sống
Leave a Reply