Có đến các “thủ phạm” nguy hiểm gây bệnh tiểu đường tuýp 2 mà chính bạn cũng không ngờ tới
Nghiên cứu phát hiện những con chuột tiếp xúc với hàm lượng asen vô cơ trong nước uống 8 tuần có khả năng dung nạp glucose thấp hơn so với kiểm soát. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, vật thể tiếp xúc với asen gây xáo trộn trong quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn.
Vì sao nói như vậy?
Bạn có bao giờ nghĩ rằng, đái tháo đường tuýp 2 có liên quan đến các yếu tố môi trường?
Chúng ta đều biết rằng, chế độ ăn uống không hợp lý và thiếu hoạt động thể chất có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Tuy nhiên, đó là những nguyên nhân được đề cập thường xuyên, còn một số lý do khác gây bệnh ít biết đến cũng rất nghiêm trọng. Thậm chí, những lý do này đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng, bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan đến các yếu tố môi trường?
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta phải tiếp xúc với hàng ngàn hóa chất, thậm chí chính bạn cũng đang ngày ngày tiếp xúc với chúng vì bạn đang làm việc trong môi trường đó, từ BPA được tìm thấy trong các loại thực phẩm đóng hộp, Phthalates trong một số loại nhựa hay trong sơn móng tay. Các hóa chất này có thể làm thay đổi chức năng trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone.
Chúng tôi với các bác sĩ hàng đầu sẽ tư vấn cho bạn về sức khỏe quan hệ tình dục, các tư thế quan hệ sướng nhất và các phương pháp chữa yếu sinh lý vô cùng hiệu quả sẽ giúp cho bạn khỏi vấn đề của mình ngay
Đúng là tiểu đường tuýp 2 xuất phát từ chế độ ăn uống kém lành mạnh và lười tập thể dục, nhưng những nghiên cứu gần đây phát hiện thêm một số điểm mới.
Các nghiên cứu phát hiện mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm hóa chất trong môi trường với nguy cơ bệnh đái tháo đường tuýp 2 kèm theo chứng bệnh béo phì.
Kết quả nghiên cứu cũng phát hiện hóa chất phơi nhiễm có thể làm tăng nguy cơ béo phì bằng cách thay đổi sự phát triển của các mạch thần kinh điều chỉnh hành vi của cơ thể.
Xem Thêm: Top 10 Thực phẩm vàng vô cùng tốt cho hệ tim mạch
9 yếu tố bất ngờ gây bệnh tiểu đường
1. Arsenic (Asen)
Nghiên cứu cho thấy rằng, tiếp xúc lâu dài với Asen vô cơ có thể can thiệp vào quá trình sản xuất insulin và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Theo một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Sinh lý học Hoa Kỳ, Asen là hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước uống của khoảng 100 triệu người trên toàn cầu và có liên quan đến sự kháng insulin và đái tháo đường.
Nghiên cứu phát hiện những con chuột tiếp xúc với hàm lượng asen vô cơ trong nước uống 8 tuần có khả năng dung nạp glucose thấp hơn so với kiểm soát. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, vật thể tiếp xúc với asen gây xáo trộn trong quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn.
Do đó, các nhà khoa học kết luận, tiếp xúc với asen làm giảm khả năng dung nạp glucose bằng cách thay đổi sự tiết insulin bằng các tế bào beta tìm thấy trong tụy, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
2. BPA
BPA, hay còn gọi là Bisphenol A là hợp chất tổng hợp được sử dụng trong công nghệ sản xuất chất dẻo, thực phẩm đóng hộp, đồ chơi, thiết bị y tế và đồ uống.
Theo một báo cáo tổng quan đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe cộng đồng Quốc tế, các nghiên cứu ở người và trong phòng thí nghiệm cho thấy phơi nhiễm BPA có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Hợp chất này tác động trực tiếp đến tế bào tụy và làm suy nhược cơ chế tiết insulin và tiết glucagon, từ đó kích hoạt trạng thái kháng insulin.
3. PCBs
PCBs là các hóa chất hữu cơ nhân tạo được sử dụng phổ biến trong ứng dụng công nghiệp và thương mại.
Trước khi bị cấm, hóa chất này được sử dụng trong công nghệ làm sơn dầu, chất dẻo, chất phủ sàn, vật liệu cách nhiệt và các thiết bị điện.
PCB cũng phân tán ra môi trường từ việc đốt chất thải, các bãi chôn lấp rác thải kém chất lượng và rò rỉ từ các nhà máy biến áp điện. Thành ra, cá cũng có thể bị nhiễm PCB và gây nguy hiểm cho con người khi ăn phải.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, việc tiếp xúc với PCB tăng đáng kể nồng độ các cytokine, liên quan đến kháng insulin.
4. PAHs
PAHs là một nhóm các hóa chất có trong xăng, dầu thô và than. Chúng thường xuất hiện khi đốt than, dầu, khói thuốc lá và rác thải.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, các nghiên cứu trước đây đã phát hiện tiếp xúc lâu dài với PAHs có liên quan đến stress oxy hóa và viêm, yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh tiểu đường tuýp 2.
5. Phthalate
Phthalates là các hợp chất hóa học được sử dụng làm chất dẻo, tăng độ bền, tăng tính linh hoạt và độ trong suốt của sản phẩm làm bằng nhựa.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, phthalates ở 99,6% mẫu nước tiểu của các đối tượng tham gia nghiên cứu và kết luận rằng, nồng độ phthalates có liên quan đến bệnh đái tháo đường tuýp 2, cũng như bệnh tim mạch và cao huyết áp.
6. Thủy ngân
Nghiên cứu cho thấy, thủy ngân có thể gây tăng đường huyết bằng cách thay đổi chức năng của tế bào beta tuyến tụy.
Theo một báo cáo có tính hệ thống được công bố trong báo cáo Nghiên cứu môi trường đã tổng hợp 34 nghiên cứu, đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa do phơi nhiễm thủy ngân.
Mặc dù mối liên hệ giữa phơi nhiễm thủy ngân và bệnh đái tháo đường tuýp 2 là không nhất quán trong tất cả các nghiên cứu. Tuy vậy, dữ liệu lại cho thấy mối liên quan giữa nồng độ thủy ngân và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.
Thủy ngân trong không khí ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ hô hấp và còn tạo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên, hãy cẩn trọng khi tiếp xúc với hóa chất này.
7. Cadmium
Cũng giống như thủy ngân, cadmium được tìm thấy trong môi trường tự nhiên và giải phóng từ các lò luyện kim và khai thác mỏ. Nó cũng được sử dụng nhiều trong các quá trình sản xuất công nghiệp như mạ kim loại, sản xuất nhựa.
Một số loại cây có chứa cadmium gồm rau, gạo và ngũ cốc, khoai tây. Nó cũng có thể nhiễm vào nước cung cấp cho chuỗi thức ăn bị ô nhiễm.
Một phân tích Meta được tiến hành năm 2017 đã đánh giá 9 nghiên cứu trên tổng cộng 28.691 người tham gia để xác định mối liên quan giữa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cadmium. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, cứ mỗi microgam cadmium/1 gram nước tiểu sẽ tăng 16% nguy cơ tiểu đường.
Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, phơi nhiễm cadmium có thể liên quan đáng kể đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, mặc dù cần thêm các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định kết quả này.
8. Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ sâu là các hóa chất được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp để ngăn ngừa và tiêu diệt các loài động vật gây hại cản trở năng suất cây trồng.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu phổ quát có thể gây ô nhiễm môi trường trên toàn cầu, đồng thời xâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn.
Một đánh giá mang tính hệ thống và phân tích meta xuất bản trên Environment International đánh giá vai trò của thuốc trừ sâu và mối nguy cơ bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích 22 nghiên cứu khác nhau, họ tìm thấy mối liên quan giữa sự gia tăng việc sử dụng thuốc trừ sâu và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, các tác động tiêu cực của thuốc trừ sâu có thể là cấp tính hoặc mãn tính, tùy thuộc vào mức độ phơi nhiễm của bạn.
9. Nickel
Nickel là kim loại nặng thường được kết hợp với các kim loại khác để tạo thành các hợp kim được sử dụng trong việc sản xuất kim loại, đồ trang sức, van và bộ trao đổi nhiệt. Kim loại này được thải ra môi trường từ các nhà máy điện hoặc lò đốt rác. Nó cũng có thể nhiễm vào nước thải công nghiệp và tích tụ trong đất hoặc trầm tích.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nồng độ nickel trung bình trong số 2.115 người tham gia là 3,6 miligam/lít, tương đương với tỷ lệ mắc tiểu đường là 35%. Nồng độ Nickel tăng cao liên quan đến mức độ đường huyết lúc đói cao hơn và sự kháng insulin.
Leave a Reply