‘Cẩm nang toàn tập’ phòng chống say xỉn dành cho người buộc phải uống rượu bia
Khi uống tránh không nên uống kèm theo những thức uống mang tính kích thích như nước đá, nước chanh… bằng không uống sữa bò trước cũng vô nghĩa; không nên uống chung với các loại đồ uống có ga như coca, nước ngọt… vì thành phần trong các loại đồ uống này làm tăng tốc hấp thu cồn.
Đây là cẩm nang dành cho những người chẳng may thường xuyên phải uống rượu. Nếu thật sự không có cách nào chối từ hay hạn chế rượu bia thì tốt nhất bạn hãy nắm vững những mẹo nhỏ để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Trước khi uống rượu
Trước khi uống, ăn cơm chỉ ăn 7 phần no và không uống quá nhiều nước (để bụng có chỗ chứa rượu).
Trước khi uống rượu khoảng nửa tiếng hãy uống một ly sữa bò, tốt nhất là sữa nguyên chất hoặc có đường, giúp ngăn ngừa viêm dạ dày do say rượu và mất nước gây táo bón. Sữa có đường hoặc mật ong giúp đẩy mạnh phân giải cồn, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do mất nước cũng làm mất muối nên có thể uống lượng nước vừa phải có pha muối loãng.
bạn muốn có kiến thức về sức khỏe gia đình hay sức khỏe đời sống hãy đến với chung tôi để có được kiến thức về sức khỏe giới tính và chế độ dinh dưỡng cho gia đình bạn và biết thêm các mẹo chữa bệnh các bệnh thường gặp
Không nên để bụng rỗng uống rượu, vì như vậy sẽ làm tăng tốc hấp thu cồn nên dễ say. Tốt nhất là trước khi uống hãy ăn chút đồ ăn có dầu mỡ, như thịt mỡ, chúng bị tiêu hóa chậm hơn và có tác dụng giúp bảo vệ dạ dày, ngăn rượu thẩm thấu vào thành dạ dày, kéo dài thời gian hấp thu cồn vào cơ thể.
Trong khi uống rượu
Khi uống tránh không nên uống kèm theo những thức uống mang tính kích thích như nước đá, nước chanh… bằng không uống sữa bò trước cũng vô nghĩa; không nên uống chung với các loại đồ uống có ga như coca, nước ngọt… vì thành phần trong các loại đồ uống này làm tăng tốc hấp thu cồn.
Xem Thêm: Top 7 lý do hàng đầu gây ra tình trạng tích tụ mỡ bụng tăng size vòng 2
Uống rượu trắng nên chia thành nhiều ngụm nhỏ hơn là tập trung vào uống ngụm lớn.
Trong lúc uống rượu thỉnh thoảng ăn kèm theo đồ chua, điều này chắc không cần phải nói.
Do mức gây tổn thương của cồn với gan là rất lớn nên khi uống rượu nên ăn nhiều rau xanh, các chất chống oxy hóa trong rau và vitamin có thể bảo vệ gan. Ngoài ra có thể dùng thêm sản phẩm từ đậu, chất lecithin trong đậu giúp bảo vệ gan.
Nên chậm không nên nhanh. Sau khi uống, rượu chỉ cần 5 phút để có thể đi vào máu, và sau 30 – 120 phút nồng độ cồn trong máu có thể đạt đến đỉnh điểm. Uống rượu nhanh khiến nồng độ cồn trong máu lên cao cũng nhanh, say nhanh. Uống từ từ giúp cơ thể có thời gian phân giải cồn, cơ thể có thời gian hoãn binh và giảm nguy cơ bị say.
Uống kết hợp ăn. Khi uống rượu ăn gì để lâu say? Ăn gan heo là tốt nhất. Nguyên nhân không chỉ vì lượng dinh dưỡng phong phú mà còn vì gan heo giúp cơ thể giải độc cồn mạnh hơn, thường khi uống rượu làm cơ thể mất vitamin B, còn gan heo lại rất giàu vitamin B, nhắm rượu với gan heo luộc hoặc xào là rất lý tưởng. Món canh hay soup trên bàn tiệc cũng rất tốt, giúp giảm nồng độ rượu trong dạ dày.
Sau khi uống rượu
Dùng trà để giải rượu là sai lầm, trà không thể giải được rượu.
Sau khi uống rượu tốt nhất không nên uống trà đặc, tuy nhiên có thể uống trà loãng. Trong trà có nhiều phenol giúp bảo vệ gan, nhưng trà đặc có thể làm co mạch máu khiến áp huyết lên cao, có thể gây đau đầu. Nếu vì không làm chủ được phải uống nhiều thì sau khi uống có thể dùng trái cây hoặc uống nước hoa quả, vì tính axit trong trái cây giúp trung hòa cồn. Nhiều người sau khi uống rượu thường không ăn cơm, đây là nguy hiểm, nên ăn đồ dễ tiêu hóa, ví như một tô mì hay cháo là rất tốt.
Sau khi uống rượu có thể lập tức dùng điểm tâm ngọt hoặc trái cây để giữ trạng thái không say. Có câu: “Hết rượu dùng hồng ngọt, men rượu sẽ tiêu tán”, câu này hoàn toàn đúng. Các loại trái cây như hồng ngọt nhiều đường giúp giải cồn, còn điểm tâm ngọt cũng có hiệu quả tương tự.
Sau khi uống rượu có thể dùng canh nóng, đặc biệt là canh cá có gừng, hiệu quả giải rượu rất cao.
Nếu bị say gây nôn mửa hết vẫn không ngừng thì nên uống thêm bình nước khoáng, tránh để dạ dày không có gì dẫn đến nôn ra máu.
Sau khi nôn xong không nên lập tức ăn ngay lại, đặc biệt là ăn đồ nướng.
Trước khi ngủ nhớ để cái chậu ở đầu giường, tránh trong lúc ngủ buồn nôn rồi không kịp đến nhà vệ sinh.
Hôm sau nếu thấy dạ dày chưa ổn, còn ợ nóng, ợ chua thì dùng thuốc phục hồi dạ dày (gastropin), sau đó hãy uống nước.
Nếu thấy đau dạ dày có thể tùy theo tình hình mà dùng thuốc, không thể dùng thuốc giảm đau vì hiệu quả của thuốc giảm đau không có tác dụng mấy với đau dạ dày.
Có thể dùng sữa đậu nành, sữa bò, uống nóng.
Nếu đã ngà ngà xỉn xỉn thì tuyệt đối không nên dùng cà phê và các đồ uống có chứa caffein. Caffein đẩy nhanh tốc độ mất nước trong cơ thể, khiến tình trạng ngộ độc rượu thêm trầm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Leave a Reply